Người thân phụ thuộc bao gồm những đối tượng nào?
- Đối tượng độc giả:
- Cho ban quản lýCho nhân viên
- Đối tượng gói:
- Simple HRHR Essentials0 YênHR Strategy
Trong phụng dưỡng có hai kiểu người phụ thuộc với các điều kiện khác nhau.
- Người phụ thuộc về mặt bảo hiểm xã hội
- Người phụ thuộc theo luật thuế thu nhập
1. Người phụ thuộc về mặt bảo hiểm xã hội
Những người thân sau đây có thu nhập dự kiến cả năm (toàn bộ thu nhập từ tiền lương) tại thời điểm đăng ký người phụ thuộc dưới 1.300.000 Yên (dưới 1.800.000 Yên đối với người từ 60 tuổi trở lên hoặc người khuyết tật) sẽ được coi là người phụ thuộc về mặt bảo hiểm xã hội.
- Vợ/chồng
- Con, cháu và anh chị em ruột
- Người thân trực hệ như bố mẹ, ông bà, v.v.
- Những người thân khác trong vòng 3 đời (cô chú, cháu tra, cháu gái (con của anh, chị, em) và vợ/chồng của họ, v.v.) *Tuy nhiên, phải thoả điều kiện đang sinh sống cùng với người đứng ra phụng dưỡng
- Cha mẹ và con cái của vợ/chồng không đăng ký kết hôn *Tuy nhiên, phải thoả điều kiện đang sinh sống cùng với người đứng ra phụng dưỡng
Sau được công nhận là người phụ thuộc của bạn thì người thân phụ thuộc cũng sẽ được cấp thẻ bảo hiểm. Mức đóng bảo hiểm của người đứng ra bảo lãnh không tăng thêm.
2. Người phụ thuộc theo luật thuế thu nhập
Bạn có thể đăng ký để một người trở thành người phụ thuộc theo Luật thuế thu nhập nếu người đó có thu nhập cả năm (toàn bộ thu nhập từ tiền lương) là từ 1.030.000 Yên trở xuống trong năm muốn đăng ký phụ thuộc.
Tham khảo: Số 1191 Giảm trừ cho vợ/chồng | Thuế thu nhập | Cơ quan thuế quốc gia
Tham khảo: Số 1180 Giảm trừ cho người phụ thuộc | Thuế thu nhập | Cơ quan thuế quốc gia
Tham khảo: Số 1160 Giảm trừ cho người khuyết tật | Thuế thu nhập | Cơ quan thuế quốc gia
Sau được công nhận là có người phụ thuộc thì bạn (người đứng ra bảo lãnh) sẽ được giảm thuế thu nhập. Tuy nhiên, người dưới 16 tuổi tính đến ngày 31 tháng 12 của năm đó (không bao gồm người khuyết tật) không đủ điều kiện để xét giảm trừ.
Trang này có hữu ích với bạn không?